Bảng chữ cái tiếng Trung đầy đủ từ A-Z cho người mới

Chữ Trung Quốc dù là phồn thể hay giản thể thì bảng chữ cái tiếng Trung luôn là một công cụ hữu ích cho người học ngay từ khi mới học sơ cấp hay đã trình độ phổ thông. Gồm có một tập hợp bảng pinyin – kèm chữ cái latinh dành riêng cho học cách phát âm các chữ Hán ngữ. Hãy cùng trung tâm Hoa ngữ Tầm Nhìn Việt tìm hiểu cách sử dụng bảng chữ cái về cách đọc, tập viết và cách ghép thanh mẫu vận mẫu ở bài viết bên dưới.

Nội dung chính:
1. Bảng chữ cái tiếng Trung có bao nhiêu chữ?
2. Cách đọc bảng chữ cái tiếng Trung cho người mới
3. Làm cách nào để học bảng chữ cái tiếng Trung?
4. Cách viết bảng chữ cái trong tiếng Trung
5. Những lưu ý khi học bảng chữ cái

Bảng chữ cái tiếng Trung
Bảng chữ cái bơ phơ lơ Trung Quốc

1. Bảng chữ cái tiếng Trung có bao nhiêu chữ?

  • Khi học ngôn ngữ tiếng Trung Quốc bạn sẽ bắt đầu từ 2 bảng chữ cái chính là Bảng phiên âm và Bảng các nét cơ bản trong chữ Hán ngữ.
  • Không như những ngôn ngữ khác, tiếng Anh có tổng hợp 26 ký tự, tiếng Việt tổng hợp 29 chữ cái thì tiếng Trung lại không theo cấu trúc của các chữ latinh mà viết theo cách viết chữ Hán ngữ. Trong hệ thống ngữ âm Trung Quốc bao gồm thanh mẫu (phụ âm), vận mẫu (nguyên âm) và thanh điệu.

Nguyên âm: Tiếng Trung có tổng cộng 36 nguyên âm, trong đó bao gồm 6 nguyên âm đơn, 13 nguyên âm kép, 16 âm mũi và 1 âm uốn lưỡi.

Vận mẫu tiếng Trung
Các Vận mẫu trong tiếng Trung

Được chia cụ thể:

  • 6 nguyên âm đơn: A, O, E, I, U, Ü.
  • 13 nguyên âm kép: Ai, Ei, Ao, Ou, Ia, Ie, Ua, Uo, Üe, Iao, Iou, Uai, Uei.
  • 1 âm uốn lưỡi: Er.

Thanh mẫu: Bao gồm 21 thanh mẫu (phụ âm): 18 phụ âm đơn, 3 phụ âm kép.

Thanh mẫu
Thanh mẫu trong tiếng Trung

Thanh điệu: Khác với tiếng Việt có 6 dấu thì trong Trung Quốc chỉ có duy nhất 4 thanh điệu. Mỗi một thanh điệu như vậy biểu thị cho cách đọc pinyin của một từ trong tiếng Trung.

  • Thanh 1 一声 (Thanh ngang): Cách đọc thanh này ngang giữ giọng, bình bình, không lên không xuống.
  • Thanh 2 二声 (Thanh sắc): Cách đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt nhưng cần đọc kéo dài âm ra.
  • Thanh 3 三声 (Thanh hỏi): Hướng âm theo chiều của thanh từ cao xuống thấp sau đó lên cao.
  • Thanh 4 四声 (Thanh huyền): Đọc từ cao xuống thấp. Chú ý không kéo dài âm.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Số đếm tiếng Trung

2. Cách đọc bảng chữ cái tiếng Trung cho người mới

Phiên âm Cách đọc tiếng Việt Ví dụ

Phụ âm

B (ㄅ) Phát âm như puo trong tiếng Việt Ba ba: Bố
P (攵 ) Đọc gần giống như pơ nhưng bật hơi mạnh ra ngoài Po: Bị hỏng
M (ㄇ) Phát âm như mua trong tiếng Việt Mama: Mẹ
F (ㄈ) Phát âm tiếng gần giống như phua của tiếng Việt Fu: Phúc
D (ㄉ) Phát âm ra tiếng gần giống như tưa của tiếng Việt Da: Lớn
T (ㄊ) Phát âm ra tiếng gần giống như tưa của tiếng Việt Ta: Anh ấy, cô ấy
N (ㄋ) Phát âm gần giống như nưa của tiếng Việt, không bật hơi Na: Đó
L (ㄌ) Phát âm gần giống như lưa của tiếng Việt, không bật hơi La: Lôi, kéo..
G (ㄍ) Phát âm gần như âm cưa của tiếng Việt, không bật hơi Gege: Anh trai
K (ㄎ) Phát âm gần như âm khưa nhưng bật hơi mạnh ra ngoài Ke le: Cocacola
H (ㄏ) Phát âm gần như âm h hoặc khưa của tiếng Việt He jiu: Uống rượu
J (ㄐ) Phát âm ra tiếng tương tự chi của tiếng Việt Jixu: Tiếp tục
Q (ㄑ) Phát âm tương tự như j nhưng bật hơi mạnh ra ngoài Qu bie: Khác biệt
X (ㄒ) Phát âm tương tự như xi của tiếng Việt Xu yao: Cần thiết
Zh (ㄓ) Phát âm gần giống như trư của tiếng Việt Zhe ge: Cái này
Ch (ㄔ) Phát âm gần giống chữ tr của tiếng Việt nhưng có bật hơi Che: Xe
Sh (ㄕ) Phát âm gần giống như sư của tiếng Việt Shi fu: Sư phụ
R (ㄖ) R – uốn lưỡi (Có thể phát âm thành d) Re: Nóng
Z (ㄗ) Phát âm gần giống như ch của tiếng Việt Zi ji: Bản thân
C (ㄘ) Phát âm gần giống như z nhưng khác ở chỗ có bật hơi Ci dian: Từ điển
S (ㄙ) Phát âm gần giống như xư của tiếng Việt, âm phát ra sát và tắc San bu: Tản bộ

Nguyên âm

An (ㄢ) Đọc gần như an của tiếng Việt Nam Mi fan: Gạo
En (ㄣ) Đọc gần như ân của tiếng Việt Nam Gan en: Cảm ơn
Ang (ㄤ) Đọc gần như ang của tiếng Việt Fang: Phương
Eng (ㄥ) Đọc gần như âng của tiếng Việt Sheng yin: Âm thanh
Er Đọc như ơ nhưng uốn lưỡi Er zi: Con trai
Yi Đọc tương tự như y của tiếng Việt Yi fu: Quần áo
Wu Đọc giống như u cải tiếng Việt Wu li: Trong phòng
Yu Kết hợp chữ u và y kéo dài hơi Yu dao: Gặp phải
A (ㄚ) Phát âm chuẩn như a trong tiếng Việt Baba: Bố
O (ㄛ) Đọc giống ô của tiếng Việt Laopo: Vợ
I (ㄧ) Cách phát âm chuẩn giống chữ “I” trong tiếng Việt Ni: Bạn
U (ㄨ) Giống cách phát âm chuẩn trong chữ “U” của Tiếng Việt Ku zi: Cái quần
C (ㄩ) Cách phát âm hơi giống “Uy” trong tiếng Việt Can jia: Tham gia
E (ㄜ) Phát âm giống chữ “ơ” và “Ưa” trong tiếng Việt, là nguyên âm dài Te bie: Đặc biệt
Ai (ㄞ) Đọc gần như chữ ai của tiếng Việt Ai: Yêu
Ei (ㄟ) “… Êy…” đây là một nguyên âm kép Fei: Bay
Ao (ㄠ) “… Ao…” Chao guo: Vượt quá
Ou (ㄡ) “… Âu…” Ou Zhou: Châu Âu

3. Làm cách nào để học bảng chữ cái tiếng Trung?

Học bảng chữ cái tiếng Trung
Cách học bảng chữ cái Bơ phơ lơ nhanh chóng

Tìm tài liệu:

Hãy chọn cho mình một giáo trình, tài liệu phù hợp với sở thích.

Tìm quy tắc nói tiếng Hán:

  • Bởi trong ngôn ngữ tiếng Trung Quốc thì nói hay là phát âm đều là cố định, nên việc đầu tiên là bạn phải lặp lại nhiều lần, cho nó trở thành thói quen của bạn.
  • Luyện phát âm bật hơi tùy từng chữ cái cho chính xác.
  • Sau khoảng 10-15 ngày là bạn có thể quen dần với phiên âm tiếng Trung cơ bản bởi nó cũng có khá nhiều điểm tương đồng tiếng Việt.

Học thuộc quy tắc quan trọng:

Phiên âm = Nguyên âm + Phụ âm + Dấu.

4. Cách viết bảng chữ cái trong tiếng Trung

Trong giáo trình tiếng Trung cơ bản dù là chữ truyền thống hay chữ giản thể thì đều cần viết theo quy tắc cách viết chữ Hán là:

7 quy tắc viết nét chữ:

  • Ngang trước sổ sau
  • Phẩy trước mác sau
  • Trên trước dưới sau
  • Trái trước phải sau
  • Ngoài trước trong sau
  • Vào trước đóng sau
  • Giữa trước hai bên sau
Cách viết các nét tiếng Trung
Quy tắc viết từng nét chữ tiếng Trung

5. Những lưu ý khi học bảng chữ cái

1. Bộ thủ trong tiếng Trung

  • Bộ thủ là thành phần cơ bản cấu tạo nên các chữ viết trong ngôn ngữ tiếng Trung, mỗi bộ thủ đều có nét vẽ khác nhau và mang ý nghĩa riêng biệt.
  • Tuy nhiên có một vài trường hợp sự liên kết này cũng có thể mất dần khi nghĩa thay đổi theo thời gian.
  • Trong tiếng Trung truyền thống có 214 bộ thủ.

Ví dụ chữ có bộ thủ:

吃 – chi: Ăn

喝 – he: Uống

味道 – wei dao: Mùi vị

2.Bính âm (Pinyin)

  • Việc học bính âm là bước đầu tiên cho những người mới học tiếng Trung Quốc. Chỉ cần nắm được nguyên tắc phát âm của nó thì bạn có thể đọc được chữ Hán ngữ theo Bính âm. Từ đó bạn sẽ dễ dàng hình thành được sự liên kết giữa chữ Trung với bính âm của nó.
  • Đặc biệt bạn nên biết ngay từ lúc bắt đầu học đó là đừng cố gắng “Việt hóa” cách phát âm tiếng Trung này thành âm tương tự tiếng Việt.
  • Như vậy trong quá trình học tiếng Trung, nhất là những bạn mới bắt đầu học thì phải nắm bắt được Bảng chữ cái tiếng Trung chuẩn.

Trên đây là bài viết những thông tin cần biết về bảng chữ cái Hán ngữ mà chúng tôi tổng hợp cho bạn tham khảo. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp các bạn học tiếng Trung tốt hơn. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để tham khảo.



source https://khoahoctiengtrung.com/bang-chu-cai-tieng-trung/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Học Tiếng Trung Quốc Cơ Bản - Hoa Ngữ Tầm Nhìn Việt

Bộ Điền Trong Tiếng Trung | Từ Vựng & Mẫu Câu

Cấu trúc 越来越 [yuèláiyuè] tiếng Trung | 越。。。越