Phiên âm tiếng Trung đầy đủ nhất

Phiên âm tiếng Trung là một trong những bài học đầu tiên quan trọng với bất cứ ai khi mới làm quen với tiếng Trung. Cho dù bạn học chữ giản thể hay phồn thể thì việc đầu tiên mà bạn phải làm chính là học phiên âm. Chính vì vậy, hôm nay trung tâm Hoa Ngữ Tầm Nhìn Việt giúp bạn hiểu rõ hơn về bảng phiên âm tiếng Trung nhé!

Xem thêm: Học tiếng Trung online hiệu quả cho người mới bắt đầu.

Nội dung chính:
1. Phiên âm tiếng Trung là gì?
2. Cách phiên âm bảng chữ cái trong tiếng Trung
3. Một số lưu ý khi sử dụng phiên âm
4. Phương pháp luyện nghe phiên âm hiệu quả

Cách đọc pinyin tiếng Trung
Cách nói phiên âm tiếng Trung

1. Phiên âm tiếng Trung là gì?

Phiên âm tiếng Trung là cách thức sử dụng chữ cái Latinh để học phát âm các chữ cái tiếng Trung trong tiếng phổ thông Trung Quốc. Phiên âm các chữ cái trong tiếng Trung về cơ bản tuân theo Bảng chữ cái pinyin gồm: Phiên âm Thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu.

Nói một cách đơn giản Phiên âm = Phụ âm (Thanh mẫu) + Nguyên âm (Vận mẫu)  + Dấu (Thanh điệu).

CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT

Thanh điệu tiếng Trung Phần mềm phát âm tiếng Trung

2. Cách phiên âm bảng chữ cái trong tiếng Trung

Bảng chữ cái tiếng Trung bao gồm cách phát âm và các nét chữ tiếng Trung.

Cách phát âm: Bao gồm thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu.
Các nét chữ tiếng Trung gồm 8 nét cơ bản: Ngang, sổ, chấm, mác, phẩy, hất, gập và móc.

Sau khi học xong các nét cơ bản thì các bạn nên học 214 bộ thủ tiếng Trung, bộ thủ là 1 tập hợp gồm 1 hay nhiều nét cơ bản đã liệt kê ở trên. Như vậy thì khi các bạn luyện viết chữ Hán sẽ đơn giản hơn nhiều.

2.1 Cách phiên âm vận mẫu trong tiếng Trung

Vận mẫu tiếng Trung
Các Vận mẫu trong tiếng Trung

Vận mẫu (nguyên âm) hay còn gọi là phần vần cơ bản của một âm tiết trong tiếng Trung. Vì một âm tiết có thể thiếu thanh mẫu (phụ âm đầu) hoặc thanh điệu (dấu) nhưng không thể thiếu vận mẫu.

Trong tiếng Trung có tổng cộng 36 vận mẫu (nguyên âm): gồm 6 nguyên âm đơn, 13 nguyên âm kép, 16 nguyên âm mũi và 1 nguyên âm uốn lưỡi (er). Dưới đây là cách phát âm nguyên âm theo khẩu hình miệng.

  • 6 nguyên âm đơn:
Nguyên âm đơn Cách phát âm + khẩu hình miệng Ví dụ
a Phát âm như “a” của tiếng Việt
Mồm há to, không tròn môi
Bàba – ba, bố
o Phát âm như “ô” của tiếng Việt
Lưỡi rút vào trong, phát âm tròn môi
Gōngsī – công ty
e Phát âm như “ưa và ơ” của tiếng Việt Lưỡi rút vào trong, mồm há vừa, không tròn môi Gēgē – anh trai
i Phát âm như “i” hoặc “ư” của tiếng Việt Đầu lưỡi chạm vào răng dưới, hai môi dẹt và bành ra Xīguā – dưa hấu
u Phát âm như “u” của tiếng Việt
Lưỡi rút vài trong, môi tròn
Chūzū chē – xe taxi
ü Phát âm như “uy” của tiếng Việt
Đầu lưỡi chạm vào răng dưới, môi tròn
Lǚyóu – du lịch
  • 13 nguyên âm kép:
Nguyên âm kép Cách phát âm + khẩu hình miệng
ai Phát âm giống “ai” trong tiếng Việt, mồm há vừa, môi dẹt ra
ei Phát âm giống “ây” trong tiếng Việt, mồm há nhỏ, môi dẹt ra
ao Phát âm giống “ao” trong tiếng Việt, mồm há to rồi chu lại
iao Phát âm giống “eo” trong tiếng Việt, môi chum lại
iou Phát âm giống “yêu” trong tiếng Việt, tròn môi
ou Phát âm giống “âu” trong tiếng Việt, mồm há vừa rồi chum lại
uai Phát âm giống “oai” trong tiếng Việt, chum tròn môi lại rồi dẹt rộng ra
ui(uei) Phát âm giống “uây” trong tiếng Việt, chum tròn môi lại rồi dẹt ra (vừa)
üe Phát âm giống “uê” trong tiếng Việt, chum tròn môi lại rồi mở môi ra
ia Phát âm giống “ia” trong tiếng Việt, dẹt rộng môi ra
ie Phát âm kéo dài âm “i” rồi chuyển sang âm “e”, dẹt rộng môi ra
ua Phát âm giống “oa” trong tiếng Việt, chụm môi lại rồi mở ra, môi dưới rút vào trong
uo Phát âm giống “ua” trong tiếng Việt, tròn môi
  • 16 nguyên âm mũi:
an Phát âm giống “an” trong tiếng Việt, môi dẹt ra
en Phát âm giống “ân” trong tiếng Việt, môi mở ra vừa phải
in Phát âm giống “in” trong tiếng Việt, môi dẹt ra và mở ra vừa phải
ün Phát âm giống “uyn” trong tiếng Việt, tròn môi rồi mở ra
ian Phát âm gần giống “i+en” đọc nhanh, mở miệng và dẹt môi
uan Phát âm giống “oan” trong tiếng Việt, tròn môi lại rồi mở ra, môi dưới rút vào trong
üan Phát âm gần giống “uy+en” đọc nhanh, tròn môi rồi trở lại bình thường
un(uen) Phát âm gần giống “uân” đọc nhanh, tròn môi rồi trở lại bình thường
ang Phát âm giống “ang” trong tiếng Việt, mở miệng vừa phải và dẹt môi
eng Phát âm giống “âng” trong tiếng Việt, mở miệng rộng
ing Phát âm giống “inh” trong tiếng Việt nhưng kéo dài âm i rồi chuyển sang âm “ng”, mở miệng vừa phải
ong Phát âm gần giống “ung” trong tiếng Việt nhưng kéo dài âm o(u) rồi chuyển sang âm “ng”, tròn môi
iong Phát âm gần giống “ung” nhưng phát âm âm “i” trước rồi chuyển sang âm “ong”, tròn môi
uang Phát âm gần giống “oang” trong tiếng Việt nhưng kéo dài âm o(u) rồi chuyển sang âm ang, tròn môi rồi mở rộng ra
ueng Phát âm gần giống “u+âng” nhưng phát âm âm u trước rồi chuyển sang âm engtròn môi rồi mở ra bình thường
iang Phát âm gần giống “eng” nhưng phát âm i trước rồi chuyển sang âm ang, dẹt môi rộng ra
  • Cách phát âm nguyên âm er:

Phát âm giống như âm “ơ” nhưng khi đọc phải uốn lưỡi lên trên.

Đây là kiểu phát âm phổ biến ở miền Bắc Trung Quốc, đặc biệt là Bắc kinh.

  • *Cách phát âm âm “ng”

Khi phát âm âm “ng”, nâng gốc lưỡi lên chạm ngạc mềm, mặt lưỡi chạm vào khoang miệng trên, không khí từ trong mũi thoát ra. Đọc như âm “ng” của tiếng Việt.

Tuy nhiên, âm “ng” trong tiếng Trung chỉ có thể đứng sau nguyên âm mà không thể đứng trước nguyên âm.

2.2 Đọc phiên âm thanh mẫu tiếng Trung theo khẩu hình miệng

Cách phát âm chữ j trong tiếng Trung
Học phát âm phiên âm khó trong tiếng Trung
Phụ âm Cách phát âm  + khẩu hình miệng
b Gần giống “bua” không bật hơi
miệng chu ra, tròn môi
p Gần giống “pua” nhưng bật hơi mạnh ra ngoài
miệng chu ra, tròn môi
f Gần giống “phua” trong tiếng Việt
miệng chu ra, tròn môi
m Gần giống “mua” trong tiếng Việt
miệng chu ra, tròn môi
t Gần giống “thưa” trong tiếng Việt
mở miệng vừa phải và dẹt môi
d Gần giống “tưa” trong tiếng Việt
mở miệng vừa phải và dẹt môi
n Gần giống “nưa” trong tiếng Việt
mở miệng vừa phải và dẹt môi
l Gần giống “lưa” trong tiếng Việt
mở miệng vừa phải và dẹt môi
z Gần giống “chưa” trong tiếng Việt, âm sát tắc
không bật hơi, dẹt rộng môi
s Gần giống “xưa” trong tiếng Việt,phát âm sát và tắc
mở miệng vừa phải
c Gần giống “chưa” nhưng có bật hơi
dẹt môi và mở miệng vừa phải
r Gần giống “rưa” trong tiếng Việt
mở miệng vừa phải
j Gần giống “chi” trong tiếng Việt
mở miệng vừa phải, hơi dẹt môi
q Gần giống “j” nhưng bật hơi mạnh ra ngoài
mở miệng vừa phải
x Gần giống “xi” trong tiếng Việt
mở miệng vừa phải
g Gần giống “cưa” trong tiếng Việt
mở miệng vừa phải, hơi dẹt môi
h Gần giống “h hoặc khưa” nhưng nặng hơn
mở miệng vừa phải
k Gần giống “khưa” nhưng bật mạnh hơi ra ngoài
mở miệng vừa phải
zh Gần giống “trưa” trong tiếng Việt
mở miệng vừa phải
ch Gần giống “chưa” trong tiếng Việt nhưng bật hơi, uốn lưỡi
mở miệng vừa phải, hơi dẹt môi
sh Gần giống “s” nhưng nặng hơn, phát âm tròn môi và uốn lưỡi
mở miệng vừa phải, hơi dẹt môi

* Bên dưới là video hướng dẫn cho các bạn cách phát âm thanh mẫu và vận mẫu trong tiếng Trung.

2.3 Cách phiên âm dấu thanh trong tiếng Trung

Cách đọc thanh điệu trong tiếng Trung
Đọc 4 thanh trong tiếng Trung

Tiếng Trung bao gồm 4 thanh điệu cơ bản:

  • Thanh 1: Đọc cao và bình bình, kéo dài, giống như là đọc các từ không dấu trong tiếng Việt. Ví dụ: bā
  • Thanh 2: Đọc gần giống dấu hỏi trong tiếng Việt, đọc từ trung bình lên cao. Ví dụ: bá
  • Thanh 3: Đọc gần giống dấu nặng nhưng kéo dài, đọc từ thấp rồi xuống thấp nhất rồi lên cao vừa. Nếu từ mang thanh 3 đứng giữa câu thì các bạn có thể dọc thành dấu huyền. Ví dụ: bǎ
  • Thanh 4: Thanh này phát âm như giữa dấu huyền và dấu nặng, đọc nhấn mạnh từ cao nhất xuống thấp nhất. Ví dụ: bà

Ngoài ra, trong tiếng Trung còn 1 thanh điệu gọi là khinh thanh, đọc giống như không có dấu trong tiếng Việt, thanh này sẽ đọc nhẹ và ngắn hơn thanh 1.

3. Một số lưu ý khi phát âm trong tiếng Hoa

Cách phát âm các từ khó
Khẩu hình phát âm sh-zh-ch-r

a. Cách phát âm ch

Bước 1: Đặt toàn bộ mặt lưỡi trên áp sát vào khoang miệng trên, đầu lưỡi chạm sát vào khoang miệng trên gần với chân răng cửa trên.

Bước 2: Dồn khí tại vị trí lưỡi trên sau đó phát âm.

b. Cách phát âm sh

Bước 1: Chỉnh vị trí lưỡi sao cho 2 cạnh của mặt lưỡi áp sát vào vị trí răng hàm ở trên, có thể hiểu là giống với chữ “s” trong tiếng Việt, khi đọc phải uốn lưỡi vào trong.

Bước 2: Dồn khí vào đầu lưỡi và phát âm.

c. Cách phát âm zh

Bước 1: Đặt đầu lưỡi áp sát vào khoang miệng trên và uốn lưỡi lên trên.

Bước 2: Bật hơi và phát âm (Gần giống với âm “tr” trong tiếng Việt).

4. Phương pháp luyện nghe phát âm hiệu quả

4.1 Luyện nghe phiên âm và lặp lại thường xuyên

Cách tốt nhất để phiên âm chuẩn là tập luyện. Có rất nhiều Audio, Video, chương trình truyền hình mà bạn có thể sử dụng để cải thiện khả năng phát âm tiếng Trung của bản thân. Nghe ít nhất một đoạn mỗi ngày để tiếp cận Hán ngữ nhanh chóng nhất.

4.2 Tìm một người bản ngữ Trung Quốc

Học tiếng Hoa cùng người bản ngữ là một lợi thế rất lớn cho việc trau dồi cả về phát âm lẫn từ vựng. Bạn sẽ dễ dàng bắt chước ngữ điệu của người bản xứ, hình thành thói quen phản xạ giao tiếp nhanh.

Trên đây là những điều cần biết về phiên âm tiếng Trung, sau khi hiểu rõ về cách phát âm thanh mẫu và vận mẫu thì bạn sẽ có thể nói được tiếng Trung cơ bản dựa theo phiên âm (pinyin) của từ. Hy vọng rằng những kiến thức mà Hoa Ngữ Tầm Nhìn Việt cung cấp có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tiếng Trung.



source https://khoahoctiengtrung.com/phien-am-tieng-trung/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Học Tiếng Trung Quốc Cơ Bản - Hoa Ngữ Tầm Nhìn Việt

Cấu trúc 越来越 [yuèláiyuè] tiếng Trung | 越。。。越

Phân biệt ci và bian trong tiếng Trung | Bổ ngữ động lượng