Hư Từ Trong Tiếng Trung | Cách Dùng Từ Loại

Hư từ trong tiếng Trung là một từ loại rất quan trọng khi nói đến ngữ pháp. Hư tư bao gồm các phó từ (trạng từ), giới từ, liên từ, chủ từ, thán từ, từ tượng thanh. Nắm vững khái niệm cũng như cách dùng hư từ sẽ giúp bạn sử dụng tiếng Trung đúng và chính xác hơn. Chính vì vậy, hãy cùng trung tâm Hoa Ngữ Tầm Nhìn Việt tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết bên dưới.

Xem thêm: Cách học tiếng Trung.

Nội dung chính:
1. Hư từ tiếng Trung là gì?
2. Các loại hư từ trong tiếng Trung
3. Liệt kê các hư từ trong tiếng Trung

Hư từ trong tiếng Trung
Tìm hiểu về hư từ tiếng Trung

1. Hư từ tiếng Trung là gì?

Chúng ta đã được học rằng các từ trong tiếng Trung có thể được chia thành hai loại chính: 虚词 / Xūcí / hư từ và 实词 / Shící / thực từ. Vậy hư từ là gì?

Hư 虚 trong tiếng Trung có nghĩa là trống rỗng, hư không, hoàn toàn trái nghĩa với chữ thực trong thực từ.

Các hư từ chỉ phục vụ chức năng ngữ pháp, bản thân chúng không có ý nghĩa gì. Các hư từ phải được sử dụng với các thực từ để tạo nên một câu hoặc cụm từ có nghĩa.

Hư từ có số lượng ít hơn nhiều nhưng được sử dụng thường xuyên.

TÌM HIỂU NGAY: Học tiếng Hoa online.

2. Các loại hư từ trong tiếng Trung

Trong tiếng Trung các hư từ được chia thành 6 loại chính:

Phó từ (trạng từ), giới từ, liên từ, chủ từ, thán từ, từ tượng thanh.

Hư từ 虚词 / Xūcí /
Phó từ 副词 / Fùcí / Giới từ 介词 / Jiècí / Liên từ 连词 / Liáncí / Động từ 助词 / Zhùcí / Thán từ 叹词 / Tàn cí / Từ tượng thanh 象声词 / Xiàngshēngcí /
很 / Hěn / 从 / Cóng / 跟 / Gēn / 的 / De / 啊 / A / 萧萧 / Xiāoxiāo /
都 / Dōu / 向 / Xiàng / 但是 / Dànshì / 了 / Le / 哦 / Ó / 隆隆 / Lónglóng /
就 / Jiù / 在 / Zài / 或者 / Huòzhě / 得 / Dé / 哎 / Āi / 滴沥 / Dīlì /
也 / Yě / 被 / Bèi / 并且 / Bìngqiě / 吧 / Ba / 嗯 / Èng/ 哗啦 / Huālā /
已经 / Yǐjīng / 把 / Bǎ / 因为 / Yīnwèi / 过 / Guò /

CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT

Ngữ pháp tiếng Trung cơ bản Trật tự từ trong tiếng Trung Câu hỏi chính phản trong tiếng Trung

3. Liệt kê các hư từ trong tiếng Trung

Các hư từ tiếng Trung thông dụng
Một số hư từ phổ biến bằng tiếng Trung

1. 焉 / yān /

Các cách dùng chữ 焉 như sau
1.1 焉: Trợ từ
Thường đứng cuối câu biểu thị ý khẳng định, dịch nghĩa là “vậy”.
Ví dụ:
穷不失义, 故士得己焉. 达不离道, 故民不失望焉。
/ Qióng bù shī yì, gù shì dé jǐ yān. Dá bùlí dào, gù mín bù shīwàng yān /
Khốn cùng không mất đạo nghĩa, nên kẻ sĩ được ở nơi mình vậy. Hiển đạt không rời bỏ đạo lý, nên dân chẳng thất vọng vậy.

1.2 焉: Đại từ
Dùng để thay thế cho người, vật, sự vật, nơi chốn. Dịch nghĩa, là “ở đó, ở đâu, nào, ai,…”
Ví dụ:
人富而仁义附焉。
/ Rén fù ér rényì fù yān /
Người ta có giàu thì nhân nghĩa phụ vào đó.

1.3 焉: Phó từ
Có thể xem như là phó từ nghi vấn, thường đứng trước động từ làm trạng ngữ tu sức cho động từ đó. Dịch nghĩa là“làm sao, đâu,…”
Ví dụ:
未知生, 焉知死?
/ Wèizhī shēng, yān zhī sǐ /
Sự sống còn chưa biết, làm sao biết được sự chết.

1.4 焉: Liên từ
Liên từ 焉 dùng để nối hai mệnh đề độc lập liên hệ về nhân quả. Dịch nghĩa là “mới, thì mới, …”
Ví dụ:
必知乱之所自起, 焉能治之。
/ Bì zhī luàn zhī suǒ zì qǐ, yān néng zhìzhī /
Phải biết rõ nguồn gốc sinh ra loạn lạc thì mới có thể trị được.

2. 之 / zhī /

之 là một hư từ khá phức tạp, nó có nhiều thể dạng, nhiều nghĩa và nhiều công dụng khác nhau.
Những chức năng thường gặp như sau:
2.1 之: Đại từ
Thay thế người, vật, sự việc, đứng sau động từ và làm tân ngữ cho động từ đó. Có cấu trúc là: 主語 + 動詞 + 之
Ví dụ:
今可以一土而横具四土显之。
/ Jīn kěyǐ yī tǔ ér héng jù sì tǔ xiǎn zhī /
Nay có thể lấy một cõi mà có thể ngang dọc bốn cõi để nêu rõ.

2.2 之: Giới từ
Thường dùng để nối gia từ và đoan từ tào thành từ tổ, từ tổ này mang tính danh từ. Biểu thị quan hệ sở hữu, liên thuộc. Dịch nghĩa là “của”.
Có cấu trúc là: 加词 + 之 + 端词
Ví dụ:
佛之智慧。
/ Fú zhī zhìhuì /
Trí tuệ của Phật.

2.3 之: Trợ từ ngữ khí
Thường là tiếng đệm, không có nghĩa, thường đi sau một từ hoặc ở cuối câu biểu thị sự định đốn thường thì không dịch.
Ví dụ:
鹳之鹆之。
/ Guàn zhī yù zhī /
Chim quán chim dục.

2.4 之: Liên từ
– Dùng để nối hai từ hoặc hai mệnh đề cùng loại, dịch là “và”
Ví dụ:
皇父之二子死焉。
/ Huáng fǔ zhī èrzi sǐ yān /
Hoàng phụ và hai người khác nữa chết ở đó.

2.5 之: Động từ
Trong Hán cổ 之 thường giữ nhiều chức năng khác nhau như là đại từ, giới từ, trợ từ … nhưng ở đây之 lại đóng vai trò như một động từ.
Ví dụ:
晏子之鲁。
/ Yàn zǐ zhī lǔ /
Án Tử chi Lỗ.

3. 与 / yǔ /

3.1 与: Liên từ
Dùng nối hai chữ thuộc từ loại giống nhau, hoặc hai mệnh đề cùng loại.
Có cấu trúc là: 名词 + 与 + 名词
Ví dụ:
我与子异。
/ Wǒ yǔ zǐ yì. /
Tôi với ông khác nhau.

3.2 与: Trợ từ
Thường đứng cuối câu biểu thị nghi vấn. Dịch nghĩa là “chăng, sao”
Ví dụ:
是鲁孔丘与?
/ Shì lǔ kǒng qiū yǔ? /
Đó có phải là ông Khổng Khâu ở nước Lỗ chăng?

3.3 与: Giới từ
Thường dùng để chỉ phương tiện và với phương tiện đó ta thực hiện một công việc. Có cấu trúc là: 与 + 宾语 + 动词
与朋友交而不信乎?
/ Yǔ péngyǒu jiāo ér bùxìn hū? /
Kết giao với bạn bè mà không thành kính chăng?

3.4 与 Phó từ
Thường đứng trước động từ, hình dung từ làm trạng ngữ tu sức cho động từ hoặc hình dung từ sau nó. Dịch nghĩa là “đều, hoàn toàn,…”
天子之君子与谓之不祥者。
/ Tiānzǐ zhī jūnzǐ yǔ wèi zhī bùxiáng zhě /
Các bậc quân tử trong Thiên hạ đều cho họ là những kẻ không tốt.

3.5 与: Động từ
Ngoài những chức năng trên, 与 còn làm chức năng động từ, dịch nghĩa là “cho”
Ví dụ:
付与 / Fùyǔ /: Giao cho
赠与 / Zèngyǔ /: Tặng cho

4. 者 / zhě /

者 là một hư từ cũng khá phức tạp, thường xuất hiện trong những câu văn cổ. Có nhiều cách dùng khác nhau.
4.1 者: Đại từ
Thường đứng sau động từ, hình dung từ, hay nhóm từ để kết hợp động từ, hình dung từ, hay nhóm từ này tạo thành từ tổ, từ tổ này có chức năng như một danh từ.
Ví dụ:
读书者。
/ Dúshū zhě. /
Người đọc sách.

4.2 者: Trợ từ
– Thường dùng để ngắt hơi hoặc đệm sau câu; Đặt sau một vế câu để đề khởi ý ở phía sau cho trọn nghĩa.
Ví dụ:
道者, 万物之始。
/ Dào zhě, wànwù zhī shǐ. /
Đạo là khởi đầu của vạn vật.

5. 谁 / shéi /

5.1 谁: Đại từ nghi vấn
Đại từ nghi vấn 谁 dùng để chỉ người, có thể đứng đầu câu, trong câu hoặc cuối câu, có thể làm chủ ngữ, tân ngữ hoặc định ngữ trong câu. Dịch là “ai, người nào…”
– Đại từ nghi vấn 谁 dùng làm tân ngữ trong câu.
Ví dụ:
子为谁?
/ Zi wèi shuí? /
Anh là ai?

5.2 谁: Hình dung từ nghi vấn
Hình dung từ nghi vấn 谁 thường đứng trước danh từ, bổ nghĩa cho danh từ đó. Dịch nghĩa là “nào”.
Ví dụ:
天下谁人不识君?
/ Tiānxià shéi rén bù shí jūn? /
Trong thiên hạ người nào mà lại không biết ông?

6. 是 / shì /

6.1 是: Danh từ
Thường dùng để chỉ một sự việc, một vấn đề nào đó mang ý nghĩa đúng đắn, dịch là “điều phải, điều đúng”
Ví dụ:
是谓是,非谓非 曰直。
/ Shì wèi shì, fēi wèi fēi yuē zhí /
Điều phải thì bảo là phải, điều trái thì bảo là trái, đó là ngay thẳng.

6.2 是: Đại từ chỉ thị
Dùng để chỉ sự việc, hiện tượng nào đó đã xẩy ra. Dịch nghĩa là “đó, thế, việc ấy…”
Ví du:
由是观之。
/ Yóu shì guān zhī. /
Do đó mà xét.

6.3 是: Động từ
Dịch nghĩa là “cho là phải, khen phải”
Ví dụ:
非我而当者,吾师也. 是我而当者, 吾友也。
/ Fēi wǒ ér dāng zhě, wú shī yě. Shì wǒ ér dāng zhě, wú yǒu yě. /
Người chê ta mà chê đúng là thầy ta, người khen ta mà khen đúng là bạn ta.

6.4 是: Hệ từ
Cách dùng như động từ, vì không chỉ động tác, nên được xem là hệ từ, hay còn gọi là đồng động từ.
孔子是鲁人也。
/ Kǒngzǐ shì lǔ rén yě /
Khổng tử là người nước Lỗ.

6.5 是: Hình dung từ
Thường đứng trước danh từ, và bổ nghĩa cho danh từ đó. Có hai cách dùng. Chỉ thị hình dung từ, dịch nghĩa là “ấy, đó”
Ví dụ:
有是父然后有是子。
/ Yǒu shì fù ránhòu yǒu shì zi. /
Có cha ấy rồi mới có con ấy.

6.6 是:Trợ từ
Trợ từ 是 sử dụng trong câu dùng để nhấn mạnh ý muốn diễn đạt.
Ví dụ:
天是冷, 连河水也结冰。
/ Tiān shì lěng, lián héshuǐ yě jié bīng. /
Trời lạnh thật, ngay cả nước sông cũng đóng băng.

7. 若 / ruò /

若 có thể đứng ở đầu câu hay trong câu có ý mơ hồ. Trong câu xác định vị trí của nó đứng sau chủ ngữ.
7.1 若: Đại từ
Đại từ 若 dùng để thay thế cho người, sự vật, sự việc hoặc hiện tượng mà mình muốn nói đến. Dịch nghĩa là “Như thế, này đó, ngươi, họ…”
Ví du:
我不胜若, 若不吾胜。
/ Wǒ bùshèng ruò, ruò bù wú shèng /
Ta không thắng ngươi, ngươi cũng thắng ta.

7.2 若: Liên từ
Dùng để nối kết các từ hoặc các cụm từ cùng loại với nhau, hoặc đứng đầu câu để chỉ sự giả thiết. Dịch nghĩa là “và, hoặc, nếu…”
Ví dụ:
有以私怨害城若吏事者父母妻子皆断。
/ Yǒu yǐ sīyuàn hài chéng ruò lì shì zhě fùmǔ qīzi jiē duàn. /
Nếu có kẻ nào vì thù riêng mà làm hại thành trì cha mẹ vợ con kẻ đó đều phải bị xử tử.

7.3 若: Phó từ
Phó từ 若 đứng trước động từ, hình dung từ hay phó từ khác và làm trạng ngữ tu sức cho các động từ, hình dung từ hay phó từ đó. Dịch nghĩa là “như, dường như, bao nhiêu…”
Ví dụ:
若无若有。
/ Ruò wú ruò yǒu. /
Như có như không.

7.4 若: Trợ từ
Dùng làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ.
Ví dụ:
子文不应, 危坐自若。
/ Zi wén bù yìng, wēizuò zìruò. /
Tử Văn không đáp, cứ ngồi ngất ngưỡng tự nhiên.

7.8 若: Hình dung từ
Hình dung từ 若 đứng trước danh từ bổ nghĩa cho danh từ đó.
Ví dụ:
君子哉若人!
/ Jūnzǐ zāi ruò rén! /
Người ấy thật quân tử.

8. 莫 / mò /

8.1 莫: Đại từ phiếm chỉ
Đại từ phiếm chỉ 莫 là một đại từ không chỉ rõ người nào hay vật gì, dịch nghĩa là “không ai, không người nào, không việc gì”. Có các cách dùng sau:

– 莫 đứng sau một danh từ hay một ngữ.
Có cấu trúc là: 名词/语 + 莫 + 动词
Ví dụ:
上好礼则民莫敢不敬,上好义则民莫敢不服。
/ Shàng hǎo lǐ zé mín mò gǎn bùjìng, shàng hào yìzé mín mò gǎn bùfú. /
Người trên chuộng lễ thì dân không ai dám không kính trọng, người trên trọng nghĩa thì dân không ai dám không phục tùng.

– 莫 đứng một mình.
Ví dụ:
莫不欣喜。
/ Mòbù xīnxǐ /
Không ai là không vui mừng.

– 莫 dùng để so sánh tuyệt đối:
Có cấu trúc: 莫 + 形容词/于/乎 + Bổ từ so sánh.
Ví dụ:
养心莫善于寡欲。
/ Yǎng xīn mò shànyú guǎ yù. /
Dưỡng tâm không gì tốt hơn ít ham muốn.

8.2 莫: Phó từ phủ định
Phó từ phủ định thường đứng trước động từ để bổ nghĩa cho động từ đó, dịch nghĩa là “đừng, chớ, không,…”
Ví dụ:
莫性急。
/ Mò xìngjí. /
Đừng nóng nảy.

9. 乃 / nǎi /

9.1 乃: Đại từ
Đại từ 乃 dùng để thay thế cho người, dịch nghĩa là “Ông, ngươi, mày, các anh …”
Ví dụ:
尔其无忘乃父之志。
/ Ěr qí wú wàng nǎi fǔ zhī zhì. /
Ngươi chớ quên tâm chí của cha ngươi.

9.2 乃: Hệ từ
Hệ từ 乃 cũng gióng như động từ, vì không chỉ động tác, nên được xem là hệ từ. Cũng có thể nói 乃 là đồng động từ, dịch nghĩa là “là, chính là”. Có cấu trúc là: 主語 + 繫詞 + 表語
Ví dụ:
失败乃成功之母。
/ Shībài nǎi chénggōng zhī mǔ. /
Thất bại chính là mẹ của thành công.

9.3 乃: Phó từ
Phó từ 乃 thường đứng ở đầu vế câu sau, biểu thị sự việc này kế tiếp sự viêc khác, dịch nghĩa là “bởi vậy, nên, bèn, rồi, thế thì…”
Ví dụ:
景公知晏子贤, 乃任以国政。
/ Jǐng gōngzhī yàn zǐ xián, nǎi rèn yǐ guózhèng /
Vua Cảnh Công biêt Aùn Tử là người hiền, bèn giao cho việc quốc chính.

9.4 乃: Trợ từ
Trợ từ 乃 thường ở đầu câu hoặc giữa câu giúp cho thanh vận được hài hoà.
Ví dụ:
乃场乃疆乃积乃仓。
/ Nǎi chǎng nǎi jiāng nǎi jī nǎicāng /
Sửa ruộng, chỉnh cương giới, tích lương thực, sửa kho chứa.

9.5 乃: Hình dung từ sở hữu
Hình dung từ sở hữu chỉ sự sở hữu, thường đứng trước danh từ chỉ quan hệ liên thuộc, dịch nghĩa là “của anh, của bạn …”
Ví dụ:
乃兄何日南行。
/ Nǎi xiōng hé rì nán xíng /
Anh của anh ngày nào đi vào Nam.

9.6 乃: Liên từ, dịch nghĩa là “lại còn, hay là, nếu…”
Ví dụ:
非独政之能,乃其姊亦列女也。
/ Fēidú zhèngzhī néng, nǎi qí zǐ yì liè nǚ yě /
Không chỉ nhiếp chính có tài, mà chị của ông ta còn là một liệt nữ nữa.

10. 以 / yǐ /

10.1 以: Đại từ
Đại từ 以 dùng để hỏi nguyên nhân của sự vật, sự việc hoặc hiện tượng mà mình muốn hỏi, dịch nghĩa là “như thế, vì sao, ở đâu”
Ví dụ:
孰知其以然。
/ Shú zhī qí yǐ rán /
Ai biết vì sao như thế?

10. 2 以: Động từ
Động từ 以 cũng được như những động từ khác, dịch nghĩa là “lấy, dùng, cho là”
Ví dụ:
以笔写字。
/ Yǐ bǐ xiě zì. /
Dùng bút viết chữ.

10.3 以: Giới từ.
– Giới từ thường chỉ phương tiện nhờ đó mà hoàn thành động tác. Dịch nghĩa là “bằng, với, …”
Ví dụ:
为政以德。
/ Wéizhèng yǐ dé /
Làm chính trị bằng nhân đức.

– Giới từ 以 đi gián cách với 为 có các cách dùng sau:
* Dịch là “ dùng ……làm” có cấu trúc là:
主语 + 以 + 名词 + 为 + 名词.
Ví dụ:
一切事业无不以学术为基础。
/ Qiè shìyè wú bù yǐ xuéshù wèi jīchǔ /
Tất cả công việc không gì là không lấy học thuật làm nền tảng.

* Dịch là “ cho ……là” có cấu trúc là:
主语 + 以 + 名词/代词 + 为 + 名词/形容词

Ví dụ:
尔以我为可侮乎?
/ Ěr yǐ wǒ wèi kě wǔ hū /
Ngươi cho rằng ta là có thể khinh nhờn được sao?

10.4 以: Liên từ, dịch nghĩa là “để, nhằm, mà, và…”
Ví dụ:
楚人伐宋以救郑。
/ Chǔ rén fá sòng yǐ jiù zhèng /
Sở đánh Tống để cứu Trịnh.

10.5 以: Phó từ, dịch nghĩa là “đã, qua, rất, lắm…”
Ví dụ:
固以怪之矣。
/ Gù yǐ guài zhī yǐ /
Vốn đã lấy làm lạ về điều đó.

10.6 以: Trợ từ (không cần dịch)
失之毫厘,差以千里。
/ Shī zhī háolí, chà yǐ qiānlǐ /
Sai một ly đi một dặm.

11. 彼 / bǐ /

11.1 彼: Đại từ chỉ thị:
Đại từ chỉ thị 彼 thường dùng để chỉ người, sự việc mà mình cần nói đến, dịch nghĩa là “ người ấy, những người kia, cái ấy…”
Ví dụ:
彼以悦众称维那。
/ Bǐ yǐ yuè zhòng chēng wéi nà /
Các nước ấy gọi duyệt chúng là duy na.

11.2 彼: Hình dung từ:
Hình dung từ 彼 thường đứng trước danh từ và bổ nghĩa cho danh từ đó. Dịch nghĩa là “kia, ấy, đó…”
Ví dụ:
彼土何故名为极乐?
/ Bǐ tǔ hégù míng wèi jílè /
Vì sao cõi đó gọi là Cực Lạc?

12. 然 / rán /

12.1 然: Đại từ chỉ thị
Đại từ chỉ thị 然 dùng để chỉ rõ sự việc đã nói ở trên, dịch nghĩa là “như vậy, như thế…”, thường thì đại từ chỉ thị 然 thường kết hợp với một số phó từ như là 亦, 不 … những phó từ này đứng trước đại từ 然 và tu sức cho đại từ này.
Ví dụ:
人有身体骨肉, 能饮食生死, 物亦然。
/ Rén yǒu shēntǐ gǔròu, néng yǐnshí shēngsǐ, wù yì rán /
Con người có thân thể cốt nhục, có thể ăn uống sống chết, vật cũng vậy.

12.2 然: Trợ từ:
Trợ từ 然 làm hậu tố cho hình dung từ hoặc phó từ để biểu thị trạng thái thể cách.

– Bổ nghĩa cho danh từ, cấu trúc như sau:
名词 + 形容词 + 然
Ví dụ:
心神怡然。
/ Xīnshén yírán. /
Tâm thần khoai khoái.

– Bổ nghĩa cho động từ, cấu trúc như sau:
形容词/副词 + 然 + 动词
Ví dụ:
每有会意, 便欣然忘食。
/ Měi yǒu huìyì, biàn xīnrán wàng shí /
Mỗi khi tâm đắc được điều gì thì vui vẻ quên ăn.

– Thường đứng gián cách ở cuối câu, sau 如 hoặc 若 để biểu thị ý so sánh.
Cấu trúc như sau: 如/若 + 动词 . . . + 然
Ví dụ:
人之视己如见其肺肝然。
/ Rén zhī shì jǐ rú jiàn qí fèigān rán /
Người ta nhìn mình như thấy được gan phổi vậy.

12.3 然: Liên từ
Liên từ 然 dùng để nối hai mệnh đề có ý trái ngược nhau, dịch nghĩa là “nhưng, nhưng mà, …”
Ví dụ:
虽不乐兵法,然犹读焉。
/ Suī bù lè bīngfǎ, rán yóu dú yān /
Tuy không thích những sách viết về binh pháp, nhưng vẫn đọc.

13. 哉 / zāi /

13.1 哉: Phó từ
Phó từ 哉 thường đứng trước động làm trạng ngữ tu sức cho động từ đó, dịch nghĩa là “mới, vừa mới”
Ví dụ:
惟四月哉生魄。
/ Wéi sì yuè zāishēng pò /
Tháng tư, vừa mới hiện ra ánh trăng.

13.2 哉: Trợ từ
Trợ từ 哉 thường đặt cuối câu, cuối vế câu hoặc là cuối một lời nói. Dịch nghĩa là “vậy thay, ôi”
Ví dụ:
不仁者可与言哉!
/ Bù rénzhě kě yǔ yán zāi /
Kẻ bất nhân có thể nào cùng nói vậy thay!

14. 而 / ér /

14.1 而: Đại từ:
– Đại từ nhân xưng dùng để thay thế cho người, dịch là “mày, ông, ngươi…”
Ví dụ:
夫差而忘越王之杀而父乎?
/ Fūchà ér wàng yuèwáng zhī shā ér fù hū /
Phù Sai, ngươi quên vua nước Việt giết cha ngươi sao?

14.2 而: Trợ Từ:
– 而 dùng để kết thúc ý câu.
Ví dụ:
岂不尔思, 室是远而。
/ Qǐ bù ěr sī, shì shì yuǎn ér /.
Chả lẽ không nghĩ đến anh, chỉ vì đường xa quá thôi.

– Dùng ở cuối câu biểu thị sự cảm thán; nghi vấn hoặc phản vấn.
Ví dụ:
俟我于着乎而。
/ Qí wǒ yúzhe hū ér. /
Chờ ta ở chỗ bình phong trước cửa nha!

14.3 而: Liên Từ
– Liên từ 而 dùng để nối kết hai hình dung từ có ý nghĩa nhất trí nhau, dịch là “và, mà, rồi, nếu mà,…”
Ví dụ:
无益而有害。
/ Wúyì ér yǒuhài. /
Không lợi mà còn có hại nữa.

– 而 dùng biểu thị nhân quả, mục đích kế thừa.
Ví dụ:
因为失败而灰心。
/ Yīnwèi shībài ér huīxīn. /
Vì thất bại mà chán nản.

– Dùng để nối hai ý nói, mà ý sau có sự giả thiết. Trong trường hợp này dịch là “mà”
Ví dụ:
学而不思则罔思而不学则殆。
/ Xué ér bù sī zé wǎng sī ér bù xué zé dài. /
Học mà chẳng suy nghĩ thì uổng, suy nghĩ mà chẳng học hỏi thì nguy.

15. 其 / qí /

15.1 其: Đại từ
– 其 là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba, đứng sau động từ, vừa làm tân ngữ cho động từ trước đó vừa làm chủ chủ ngữ cho động từ sau, tức 其 làm kiêm ngữ, dịch nghĩa là “nó, người ấy, họ”
– 其 là đại dùng làm kiêm ngữ, vừa làm tân ngữ vừa làm chủ ngữ trong câu.
Ví dụ:
鸟吾知其能飞。
/ Niǎo wú zhī qí néng fēi /
Chim, ta biết nó có thể bay.

– 其 là đại dùng làm chủ ngữ trong câu.
Ví dụ:
鸟之能飞以其有翼。
/ Niǎo zhī néng fēi yǐ qí yǒu yì. /
Chim mà bay được vì nó có cánh.

15.2 其: Liên từ
Liên từ 其 dùng để nối kết mối quan hệ của vế câu sau với vế câu đã nói ở trước, hoặc đứng đầu câu để chỉ sự giả thuyết, dịch nghĩa là “nếu, hay là,…”
Ví dụ:
其无知, 悲不几时。
/ Qí wúzhī, bēi bù jǐshí. /
Nếu (chết ) mà không biết, thì đau thương chẳng bao lâu.

15.3 其: Phó từ
– 其 dùng để biểu thị ý suy trắc, ước đoán, dịch nghĩa là “ há, có lẽ, sao,…”
Ví dụ:
欲加之罪, 其无辞乎?
/ Yù jiāzhī zuì, qí wú cí hū? /
Muốn đổ tội cho người, há chẳng có lời lẽ nào sao?

– Phó từ 其 dùng để biểu thị một tình huống sẽ xảy ra, dịch là “sẽ”
Ví dụ:
今殷其沦丧。
/ Jīn yīn qí lúnsàng. /
Nay nhà n sẽ bị diệt vong.

15.4 其: Trợ từ
Trợ từ 其 đứng đầu câu hoặc cuối câu không dịch.
Ví dụ:
其如是, 孰能御之?
/ Jīn yīn qí lúnsàng. /
Như thế thì ai có thể chế ngự nó được?

15.5 其: Sở hữu hình dung từ
Sở hữu hình dung từ đứng trước danh từ làm định ngữ để tu sức cho danh từ này, chỉ quan hệ liên thuộc và danh từ đã nói ở trước, dịch là “của nó, của mình, của họ…”
Ví dụ:
首中有脑, 其外为面。
/ Shǒu zhōng yǒu nǎo, qí wàiwèi miàn. /
Trong đầu có óc, bên ngoài là mặt.

– Hình dung từ sở hữu dùng để biểu thị mối quan hệ liên thuộc, dịch là “của người ấy, của họ, của nó”
Ví dụ:
回也, 其心三月不违仁。
/ Huí yě, qí xīn sān yuè bù wéi rén. /
Nhan Hồi, lòng của ông ta đến ba tháng cũng không trái với đức nhân.

16. 夫 / fū /

16.1 夫: Đại từ
Đại từ 夫 dùng để thay thế cho người, sự vật, sự việc, dịch là “kẻ kia, người ấy, đó, mày…”
Ví dụ:
夫也不良, 国人知之。
/ Fū yě bùliáng, guórén zhīzhī. /
Kẻ kia bất lương, người trong nước biết thế.

16.2 夫: Trợ từ
– Trợ từ 夫 đứng cuối câu, biểu thị sự phán đoán, khẳng định, hoặc sự cảm thán.
Ví dụ:
唯我与尔有是夫。
/ Wéi wǒ yǔ ěr yǒu shì fū. /
Chỉ có ta với người là như thế.

– Trợ từ 夫 đứng đầu câu, là tiếng mở đầu câu nói, vốn vô nghĩa, hoặc có thể dịch “ôi, kia”
Ví dụ:
夫! 天地者万物之逆旅。
/ Fū! Tiāndì zhě wànwù zhī nìlǚ. /
Ôi! Trời đất là quán trọ của muôn vật.

– Trợ từ 夫 đứng giữa câu, biểu thị sự thư hoãn ngữ khí.
Ví dụ:
食夫稻, 衣夫锦。
/ Shí fū dào, yī fū jǐn. /
Ăn lúa nếp, mặc đồ gấm.

16.2 夫: Liên từ
Liên từ 夫 dùng để chuyển ý trước đến sau.
Ví dụ:
夫义路也,礼门也。
/ Fū yì lù yě, lǐ mén yě. /
Nói đến nghĩa là đường đi, lễ là cánh cửa.

16.3 夫: Chỉ thị hình dung từ
Chỉ thị hình dung từ 夫 thường đứng trước cho danh từ và bổ nghĩa cho danh từ đó, có nghĩa là “ hết thảy, này,…”
Ví dụ:
夫人愁痛。
/ Fūrén chóu tòng. /
Mọi người điều đau buồn.

17. 或 / huò /

17.1 或: Đại từ
Đại từ 或 dùng để thay thế cho người, dịch là “có kẻ, có người”
Ví dụ:
或問曰: 佛從何出生。
/ Huò wèn yuē: Fú cóng hé chūshēng. /
Có người hỏi rằng: Phật từ đâu sinh ra?

17.2 或: Phó từ
Phó từ 或 đừng trước động từ làm trạng ngữ tu sức cho động từ đó, dịch nghĩa là “có lẽ, lại, …”
Ví dụ:
物有不可忘, 或有不可不忘。
/ Wù yǒu bùkě wàng, huò yǒu bùkě bù wàng. /
Có việc không nên quên, có việc không thể không quên.

17.3 或: Liên từ
Liên từ 或 hoặc đứng đầu vế câu để chỉ sự giả thiết, hoặc biểu thị sự lựa chọn, dịch nghĩa là “nếu, hoặc là”
Ví dụ:
其人来, 或不来, 我当及时开会。
/ Qí rén lái, huò bù lái, wǒ dāng jíshí kāihuì. /
Người ấy lại hoặc không lại, ta nên kịp thời khai hội.

17.4 或: Trợ từ
Trợ từ 或 chỉ có tác dụng làm tăng cường ngữ khí, không dịch.
Ví dụ:
如松柏之茂, 无不尔或承。
/ Rú sōngbǎi zhī mào, wú bù ěr huò chéng. /
Như cây tùng cây bách xanh tốt, không ai không thích nó.

18. 何 / hé /

18.1 何: Đại từ nghi vấn
– Đại từ nghi vấn trước động từ, có cấu trúc là: 何 + 動詞
Đại từ nghi vấn 何 thường đứng trước động từ, tu sức cho động từ đó, dịch nghĩa là “sao, cái gì,…”
Ví dụ:
何求而不得。
/ Hé qiú ér bùdé. /
Cầu cái gì mà không được.

– Đại từ nghi vấn đứng sau hệ từ, co cấu trúc là: 為+ 何
Ví dụ:
虚字为何?
/ Xūzì wèihé? /
Hư tự là gì?

18.2 何: Phó từ nghi vấn
Phó từ nghi vấn 何, dịch nghĩa là ‘đâu, nơi nào”
Có cấu trúc là: 何 +动词.
Hoặc là: 何 + 界词 +动词.
Ví dụ:
先生将何之?
/ Xiānshēng jiāng hé zhī? /
Ông định đi đâu?

– Phó từ nghi vấn 何, dịch nghĩa là “cớ sao, vì sao”
Ví dụ:
如何, 不回国?
/ Rúhé, bù huíguó? /
Vì sao, không về nước?

19. 斯 / sī /

19.1 斯: Đại từ chỉ thị
Đại từ chỉ thị, thường đứng trước động từ bổ nghĩa cho động từ đó, dịch nghĩa “này, cái này”
Ví dụ:
斯言学非辩问, 无以发明。
/ Sī yán xué fēi biàn wèn, wú yǐ fāmíng. /
Học mà không hỏi và bàn bạc thì không thể sáng tỏ được.

19.2 斯: Hình dung từ
Hình dung từ , thường đứng trước danh từ làm định ngữ tu sức cho danh từ đó, dịch nghĩa là “ấy, đó,…”
Ví dụ:
斯人是好人。
/ Sī rén shì hǎorén. /
Người đó là người tốt.

19.3 斯: Liên từ
Liên từ 斯 dùng để nối hai mệnh đề độc lập liên hệ về nhân quả. Dịch nghĩa là “mới, thì”
Ví dụ:
有目斯能见。
/ Yǒu mù sī néngjiàn. /
Có mắt mới có thể trông thấy.

19.4 斯: Trợ từ
Trợ từ 斯 thường đặt giữa định ngữ và trung tâm ngữ, cũng có thể đặt ở cuối câu. Không cần dịch.
Ví dụ:
乃求千斯仓, 乃求万斯箱。
/ Nǎi qiú qiān sī cāng, nǎi qiú wàn sī xiāng. /
Bèn lập kho lương số ngàn, bèn chế ra xe số vạn.

20. 盖 / gài /

20.1 蓋: Phó từ
Phó từ 蓋 dùng để chỉ một việc gì còn nghi ngờ, chưa tin chắc. Dịch nghĩa là “chừng, như, hoặc, vốn,có lẽ, dường như…”
Ví dụ:
我未见力不足者. 盖有之矣,我未之见也。
/ Wǒ wèi jiàn lì bùzú zhě. Gài yǒu zhī yǐ, wǒ wèi zhī jiàn yě. /
Ta chưa thấy ai chẳng đủ sức (làm điều nhân). Hoặc cũng có, nhưng ta chưa thấy.

20.2 蓋: Liên từ
Liên từ 蓋 thường đặt đầu câu để đề khởi ý nói. Dịch nghĩa là “có lẽ, hoặc, bởi vì,…”
Ví dụ:
盖老子百有六十余岁,或言二百余岁, 以其修道而养寿也。
/ Gài lǎo zǐ bǎi yǒu liùshí yú suì, huò yán èrbǎi yú suì, yǐ qí xiūdào ér yǎng shòu yě. /
Có lẽ Lão Tử sống hơn 160 tuổi, có người nói là hơn 200 tuổi, vì Ông tu đạo và bồi dưỡng tuổi thọ.

21. 及 / jí /

21.1 及: Động từ, dịch nghĩa là “bằng, đến, kịp…”
Ví dụ:
我不及人。
/ Wǒ bùjí rén. /
Tôi chẳng bằng người.

21.2 及: Giới từ
Giới từ 及 thường phải đặt ở mệnh đề trước của câu phức, dịch nghĩa là “đến, tới…”
及時: kịp lúc.
Ví dụ:
及庄公即位, 为之请制。
/ Jí zhuāng gōng jíwèi, wéi zhī qǐng zhì. /
Đến khi Trang Công lên ngôi, xin đất Chế cho ông ấy.

21.3 及: Liên từ
Liên từ 及 dùng nối hai chữ thuộc từ loại giống nhau, hoặc hai mệnh đề cùng loại, dịch nghĩa là “và, với, cùng…”
Ví dụ:
父及母。
/ Fù jí mǔ. /
Cha và mẹ.

22. 乎 / hū /

22.1 乎: Trợ từ:
Trợ từ 乎 thường đứng cuối câu biểu thị sự nghi vấn, dịch nghĩa là có “chăng, sao, ôi”.
Ví dụ:
汝知之乎?
/ Rǔ zhīzhī hū /
Ông biết điều đó chăng?

22.2 乎: Giới từ
Giới từ 乎 Thường dùng để chỉ phương tiện và với phương tiện đó ta thực hiện một công việc, dịch nghĩa là “ với, ở, …”
Có cấu trúc là: 乎+ 賓語 + 動詞
Ví dụ:
异乎吾所闻。
/ Yìhū wú suǒ wén. /
Khác với điều ta nghe nói.

– Giới từ 乎 dùng để nêu đối tượng so sánh, dịch nghĩa là”hơn…”
Ví dụ:
孝子之至莫大乎尊亲。
/ Xiàozǐ zhī zhì mòdà hū zūnqīn. /
Người con rất mực hiếu thảo, không gì lớn hơn sự tôn thờ cha mẹ.

– Giới từ 乎 dùng để nêu đối tượng trực tiếp hay là nêu đối tượng nhắn đến, dịch nghĩa là “về, cho…”
Ví dụ:
吾尝疑乎是。
/ Wú cháng yí hū shì /
Ta thường nghi ngờ về lời nói đó.

23. 即 / jí /

23.1 即: Hệ từ:
Hệ từ 即 cũng giống như động từ, vì không chỉ động tác, nên được xem là hệ từ, dịch nghĩa là “thì, chính là, tức là,…”
Có cấu trúc là: 主语 + 系词 + 表语.
Ví dụ:
国有道, 即顺命。
/ Guóyǒu dào, jí shùn mìng. /
Nước có nền chính trị sáng suốt, thì phục tùng mêỉnh lệnh.

23.2 即: Liên từ
Liên từ 即 thường đứng đầu vế câu để chỉ sự giả thuyết, dịch nghĩa là “nếu, ví như, dù…”
Ví dụ:
即不幸而死, 亦无所恨。
/ Jí bùxìng ér sǐ, yì wú suǒ hèn. /
Nếu không may mà chết, thì không có gì ân hận.

22.3 即: Giới từ
Giới từ thường chỉ phương tiện nhờ đó mà hoàn thành động tác. Ơũ đây giới từ 即 cũng dùng phương tiện để biểu hiện hành động, dịch nghĩa là “ngay tại, dựa vào…”
Ví dụ:
世之言道者, 或即其所见而名之, 或莫之见而意之。
/ Shì zhī yán dào zhě, huò jí qí suǒjiàn ér míng zhī, huò mò zhī jiàn ér yì zhī. /
Người luâỉn thuật về đạo ở đời này, người thì nói theo điều mình thấy, người thì không thấy gì mà chỉ suy theo ý của mình.

24. 玆 / zī /

24.1 玆: Đại từ
Đại từ chỉ thị dùng để cho sự vật hiện, dịch nghĩa là “ấy, này, đây…”
Ví dụ:
而母立于玆。
/ Ér mǔ lì yú zī /
Mẹ ngươi đứng ở đây.

24.2 玆: Phó từ
Phó từ 玆 đứng trước động từ làm trạng ngữ bổ nghĩa cho động từ đó, dịch nghĩa là “càng thêm …”
Ví dụ:
祸之长也兹萃。
/ Huò zhī cháng yě zī cuì. /
Tai hoạ càng lớn lên thì càng thêm tệ hại.

24.3 玆: Liên từ
Liên từ 玆 dùng để nối hai mệnh đề độc lập liên hệ về nhân quả. Dịch nghĩa là “thì”
Ví dụ:
君而继之, 兹无敌矣。
/ Jūn ér jì zhī, zī wúdí yǐ. /
Nếu nhà vua mà tiếp tục tiến tới, thì không ai địch nổi.

24.4 玆: Trợ từ
Trợ từ 玆 thường đặc cuối câu hoặc giữa câu biểu thị sự tán tụng, cảm thán.
Ví dụ:
周公曰鸣呼! 休兹。
/ Zhōugōng yuē míng hū! Xiū zī. /
Chu Công nói: Ôi! Tốt lắm.

25. 则 / Zé /

25.1 則: Phó từ
Cũng gióng như những phó từ khác, Phó từ 則 cũng đứng trước động từ làm trạng ngữ bổ nghĩa cho động từ đó, dịch nghĩa là “ là, chính là, chỉ có, tuy…”
Ví dụ:
文章写则写了, 但只是个初稿。
/ Wénzhāng xiě zé xiěle, dàn zhǐshì gè chūgǎo. /
Bài văn tuy đã viết rồi, nhưng chỉ là một bản phác thảo.

25.2 则: Liên từ
– Liên từ 则 dùng biểu thị về mối liên hệ về thời gian, một việc xảy ra trước, một việc xảy ra tiếp theo, dịch là “thì, thì mới,”
Ví dụ:
学如逆水行舟, 不进则退。
/ Xué rú nìshuǐxíngzhōu, bù jìn zé tuì. /
Việc học cũng giống như thuyền đi ngược nước, không tiến thì lùi.

25.3 則: Trợù từ, không có nghĩa.
Ví dụ:
彼求我则, 如不我得。
/ Bǐ qiú wǒ zé, rú bù wǒ dé /
Khi người kia tìm ta, chỉ sợ không được ta.

26. 云 / yún /

26.1 云: Đại từ
Đại từ 云 dùng để thay thế sự vật hiện tượng, dịch nghĩa là “như thế…”
Ví dụ:
子之言云, 又焉用盟。
/ Zǐ zhī yán yún, yòu yān yòng méng. /
Ông nói như thế, thì cần gì phải liên minh.

26.2 云: Trợ từ
Trợ từ 云 có khi đứng đầu câu hoặc cuối, dịch nghĩa là “có, đã, lại,…” có khi không dịch.
Ví dụ:
内外无亲, 其谁云救之。
/ Nèiwài wú qīn, qí shuí yún jiù zhī /
Trong ngoài không có người thân, thì ai cứu nó được.

26.3 云: Động từ
Ngoài các chức năng trên còn đống vai trò của một động từ.
Ví dụ:
祖云: “如是以后佛法由汝大行”。
/ Zǔ yún: “Rúshì yǐhòu fófǎ yóu rǔ dà xíng”. /
Tổ nói: “Đúng thế đúng thế, từ nay về sau Phật pháp do ông truyền bá rộng rãi”

27. 非 / fēi /

27.1 非: Danh từ, dịch nghĩa là “điều trái,…”
Ví dụ:
辨是與非。
/ Biàn shì yǔ fēi. /
Phân biệt điều trái với điều phải.

27.2 非: Hình dung từ, dịch nghĩa là “Trái, quấy, sai,…”
Ví dụ:
是非之事。
/ Shìfēi zhī shì. /
Việc phải việc trái.

27.3 非: Phó từ, dịch nghĩa là “không”
Ví dụ:
芷兰生深林, 非以无人而不芳。
/ Zhǐ lán shēng shēnlín, fēi yǐ wúrén ér bù fāng. /
Cây Chỉ, cây Lan mọc trong rừng sâu, không vì không có người mà chẳng thơm.

28. 所 / Suǒ /

28.1 所: Đại từ
– Đại từ 所 thường đứng sau động từ, làm túc từ cho động từ đó, tạo thành một từ tổ mang tính danh từ, dịch nghĩa là “điều mà, cái mà,..”
Có cấu trúc là: 所 + 動詞
Ví dụ:
所有: Cái mà người ta có.
所學: Điều mà người ta học.
– Đại từ 所 dùng để chỉ điều đã nói ở trước.
Ví dụ:
好议论人是非为我所大恶。
/ Hǎo yìlùn rén shìfēi wéi wǒ suǒ dà è. /
Thích bàn luận chuyện phải trái của người khác là điều tôi rất ghét.

– Đại từ 所 dùng như đại từ phiếm chỉ.
Ví dụ:
佛所說之法。
/ Fú suǒ shuō zhī fǎ. /
Pháp mà Đức Phật thuyết giảng.

– Đại từ 所 còn có một số cấu trúc như sau.
+ Cấu trúc: 所 + 副詞 + 動詞. Cụm từ này làm tân ngữ.
Ví dụ:
己所不欲勿放於人。
/ Jǐ suǒ bù yù wù fàng yú rén. /
Điều gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.

+ Cấu trúc: 名詞/代名詞 + 所 + 動詞+ 之 + 名詞.
Ví dụ:
仲子所居之室。
/ Zhòngzi suǒ jū zhī shì. /
Nhà của Trọng Tử ở.

28.2 所: Trợ từ
Trợ từ 所 đặt trước động từ để chỉ đối tượng của hành động, và cùng với động từ ấy tạo thành một cụm danh từ, dịch nghĩa là “điều mà, cái mà,…hoặc không dịch nghĩa”
Ví dụ:
父去里所复还。
/ Fù qù lǐ suǒ fù hái /
Người cha đi khỏi chừng một dặm đường thì lại trở về.

Như vậy là chúng ta đã biết thêm về hư từ trong tiếng Trung rồi. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho bạn những kiến thức giá trị. Cảm ơn bạn đã dành thời gian để tham khảo tài liệu, chúc bạn học tiếng Trung thật tốt.

Liên hệ trung tâm Hoa Ngữ Tầm Nhìn Việt ngay để tham khảo các khóa học tiếng Trung từ cơ bản đến nâng cao cho học viên.

Đánh giá bài viết post


source https://khoahoctiengtrung.com/hu-tu-trong-tieng-trung/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Học Tiếng Trung Quốc Cơ Bản - Hoa Ngữ Tầm Nhìn Việt

Cấu trúc 越来越 [yuèláiyuè] tiếng Trung | 越。。。越

Phân biệt ci và bian trong tiếng Trung | Bổ ngữ động lượng