Thất tịch tiếng Trung là gì? Nguồn gốc & Ý Nghĩa
Lễ thất tịch tiếng Trung Quốc 七夕节 vẫn được xem là ngày lễ tình nhân trong văn hóa của người dân phương Đông. Vậy lễ thất lịch diễn ra vào ngày nào? Ý nghĩa nguồn gốc ngày lễ hội này ra sao? Vào ngày này nên làm gì? Hãy cùng trung tâm Hoa Ngữ Tầm Nhìn Việt tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu ngay: Khóa học tiếng Trung cùng giáo viên bản xứ.
Nội dung chính:
1. Thất tịch tiếng Trung là gì?
2. Nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ thất tịch Trung Quốc
3. Lễ thất tịch nên làm gì?
4. Từ vựng về ngày lễ thất tịch ở Trung Quốc
1. Lễ thất tịch là gì?
Lễ thất tịch tiếng Trung là 七夕节 / Qīxì jié /, một lễ hội dân gian truyền thống được tổ chức vào ngày 7/7 âm lịch hằng năm theo văn hóa phương Đông (Châu Á). Cùng với quá trình phát triển lịch sử, lễ thất tịch hiện nay trở thành lễ hội tượng trưng cho tình yêu, được người phương Tây gọi là ngày Valentine Đông Á.
Lễ thất tịch là ngày nào? Lễ thất tịch 2022 sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng 8 dương lịch.
Lễ thất tịch ngoài 七夕节 / Qīxì jié / ra, còn có các tên gọi khác như:
Khất xảo tiết (乞巧节 / qǐ qiǎo jié / – Lễ hội thể hiện tài năng).
Thất thư đản (七姐诞 / qī jiě dàn / – Sinh nhật cô em thứ bảy).
Xảo tịch (巧夕 / qiǎo xì / – Đêm kỹ năng): Nam nữ có tình ái,thường lấy hạt Hồng Đậu (紅豆) xiên thành hạnh xuyến tặng tình nhân,để 100 năm không bị hỏng (Hồng Đậu, đậu bản địa của vùng Giang – Hoài hình trái tim, cứng như gỗ nghiến, màu đỏ tươi thuần khiết không bao giờ phai nhạt, nên tượng trưng cho tình yêu.
2. Nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ thất tịch Trung Quốc
2.1 Nguồn gốc và ý nghĩa ngày thất tịch
Lễ thất tịch ban đầu có nguồn gốc từ việc thờ cúng các vì sao và là sinh nhật của cô em thứ bảy. Vào đêm ngày 7 tháng 7 âm lịch sẽ có lễ hội thờ cúng 七姐 – “cô em gái thứ 7” nên lễ hội được đặt là Thất Tịch (Thất là “七 – bảy”, tịch là “夕 – chiều tối”).
Tìm hiểu ngay: Tự học tiếng Trung tại nhà.
Trải qua quá trình phát triển lịch sử, lễ thất tịch được gắn liền với câu chuyện cổ tích từ Trung Quốc mang tên Ngưu Lang Chức Nữ với nhiều dị bản khác nhau.
Câu chuyện như sau: Tương truyền rằng, Ngưu Lang là một chàng trai chăn trâu tuy nhà nghèo nhưng rất chăm chỉ và hiền lành lương thiện. Chàng đã dành được tình cảm của nàng tiên dệt vải tên Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương trên trời.
Hai người đã nên duyên vợ chồng, cùng nhau trải qua những năm tháng hạnh phúc và có được hai người con, một trai một gái.
Không được bao lâu, Chức Nữ buộc phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Hoàng. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi tiên phàm. Thế rồi chàng nhất định ở đó chờ mãi mà không chịu rời đi. Cũng từ đây, bên cạnh sông Thiên Hà xuất hiện thêm một vì sao, người dân gọi đó là sao Ngưu Lang – Chức Nữ.
Vương Mẫu vì động lòng thương cảm đến tấm chân tình của Ngưu Lang, nên đã đồng ý cho hai người mỗi năm vào ngày Thất tịch (7.7 âm lịch) được gặp nhau một lần. Vì vậy ý nghĩa ngày lễ Thất tịch còn tượng trưng cho tình yêu, tôn vinh thứ tình cảm thiêng liêng của hai người dành cho nhau. Đây được coi là lễ hội truyền thống lãng mạn nhất Trung Quốc mang nhiều ý nghĩa văn hóa.
2.2 Tập tục phổ biến
Có nhiều hình thức tổ chức lễ hội trong dịp Thất tịch tại Trung Quốc. Tuy nhiên, phong tục phổ biến nhất vào dịp này là: Vào đêm mồng 7.7 âm lịch, những người phụ nữ cầu nguyện để có được đôi bàn tay khéo léo. Trong ngày này, các cô gái trẻ, thiếu nữ sẽ trưng bày, bài trí các vật dụng nghệ thuật tự tạo để cầu mong, ước vọng kết hôn lấy được người chồng tốt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT
Từ vựng tiếng Trung chủ đề Trung thu | Chúc mừng năm mới tiếng Trung |
2.2.1 Tập tục Xâu kim, thêu thùa
Các thiếu nữ sẽ tổ chức xâu kim, thêu thùa để cầu nguyện với Chức Nữ – cô tiên “thợ dệt” với mong muốn được khéo tay, nữ công gia chánh.
Từ xa xưa, người Trung Quốc đã có tập tục thả kim trên mặt nước vào ngày lễ thất tịch này. Nếu cây kim không bị chìm xuống nước, sẽ tượng trưng cho sự thông minh và khéo léo của người thả kim. Tập tục này cũng từng được thể hiện trong bộ phim “Diên hy công lược” nổi tiếng một thời.
2.2.2 Trồng cây cầu tử
Theo phong tục Trung Quốc từ xưa, trước ngày lễ thất tịch, người phụ nữ sẽ rải đất vào một khay gỗ và vùi các hạt đậu vào đó, chăm sóc đợi nó nảy mầm thành giá. Các mầm cây phát triển xanh tốt sẽ thì mong ước về con cái như sớm có thiên thần nhỏ sẽ trở thành hiện thực.
2.2.3 Bái Chức Nữ
Hàng năm, vào đêm thất tịch, các cô gái sẽ cúng bái Chức Nữ để cầu mong được xinh đẹp, khéo tay và có được gia đình hạnh phúc, ấm no. Bàn tế lễ thường có một bình hoa tươi có buộc chỉ đỏ, lư hương, hoa quả, ngũ tử (gồm quế, hạt dưa, táo đỏ, lạc, bảng tử)… Ngoài ra, trong mâm cúng còn có một vật không thể thiếu đó chính là “thau thất tỷ”, thau được đan bằng nan tre, dán giấy bên ngoài, ở bên trong có hình ảnh cầu ô thước, Ngưu Lang, giày dép, quần áo và đồ trang sức. Các cô gái sẽ vây quanh, vừa ăn ngũ tử vừa ngắm sao Chức Nữ và thầm cầu nguyện.
3. Lễ thất tịch nên làm gì?
Lễ thất tịch nên và không nên làm gì là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm đặc biệt là những bạn đang có đam mê nghiên cứu tìm hiểu văn hóa Trung Hoa. Dưới đây là một số việc nên làm và không nên làm trong ngày Thất Tịch được nhiều người áp dụng nhất.
3.1 Nên đi chùa cầu bình an
Đi lễ chùa vẫn là một việc làm được nhiều người thường thực hiện vào ngày lễ Thất tịch. Bạn có thể đến chùa cầu bình an, may mắn hoặc để được tĩnh tâm lại, có được cảm giác thư thái, gác lại nỗi âu lo, mệt mỏi trong cuộc sống bộn bề hằng ngày.
Với những bạn còn cô đơn, lẻ bóng thì có thể đi chùa để cầu duyên, mong nguyện sớm gặp được ý giai nhân hoặc cầu cho chuyện tình yêu thuận lợi, không gặp sóng gió.
3.2 Nên ăn chè đậu đỏ
Cứ mỗi dịp đến ngày Thất Tịch hàng năm là người người nhà nhà ai nấy đều ăn chè đậu đỏ, đặc biệt là những người đang cô đơn. Người ta đồn rằng ăn đậu đỏ vào ngày này thì đường tình duyên sẽ phấp phới, gặp may mắn, ai chưa có “bồ” sẽ sớm “thoát ế”, những đôi yêu nhau sẽ có tình cảm bền chặt dài lâu.
Ngoài chè đậu đỏ, trong ngày lễ thất tịch 7/7 còn có nhiều món ăn khác khá nổi tiếng bạn có thể tham khảo qua.
- 饺子 / Jiǎozi / Sủi cảo
Khi xưa có tập tục Khất Xảo (cầu xin tay chân nhanh nhẹn, nâng cao kỹ xảo thêu thùa) rất thú vị: 7 cô gái tập trung lại góp nguyên liệu cùng làm sủi cảo, trong nhân sẽ bỏ 1 đồng tiền, 1 cây kim hoặc 1 miếng táo đỏ. Sau khi Khất Xảo xong, các cô gái cùng nhau ăn sủi cảo, nếu ăn phải đồng tiền thì có phúc, ăn phải kim thì tay chân nhanh nhẹn, ăn phải táo đỏ thì kết hôn sớm.
- 巧果 / Qiǎo guǒ / Xảo quả
Nguyên liệu chính để làm món này gồm bột mì, đường, mật ong được tạo hình thành nhiều vật nhỏ xinh xắn, rồi chiên với dầu gọi là “Xảo quả”. Tối Thất Tịch bày lên mâm cúng cùng với đài sen tươi, củ ấu đỏ, củ sen trắng,… Xảo Quả nổi tiếng nhất trong các món ăn ngày Thất Tịch.
- 巧酥 / Qiǎo sū / Xảo Tô – Các loại bánh ngọt nhỏ
Hiện nay còn rất nhiều quán bán bánh ngọt dân gian thích làm các loại bánh ngọt nhỏ hình Chức Nữ, gọi là Xảo Nhân (người nhỏ nhắn thông minh lanh lợi), Xảo Tô (bánh ngọt nhỏ xinh xắn). Khi bán cho người mua còn gọi là Tống Xảo Nhân (tặng người nhanh nhẹn). Trong dịp này người lớn tuổi cũng thường hay đem tặng cho các cô gái nhỏ Xảo Tô, ý cầu chúc người ăn bánh sẽ trở nên tay chân nhanh nhẹn và thông minh.
- 瓜果 / Guā guǒ / Trái cây
Trong ngày lễ đặc biệt này, tất nhiên là không thể thiếu trái cây. Trái cây còn được điêu khắc thành nhiều hình thù chim chóc khác nhau.
- 鸡 / Jī / Gà
Nhằm thể hiện nguyện vọng mong Ngưu Lang & Chức Nữ hàng ngày có thể sống cuộc sống gia đình hạnh phúc, ở khu vực Chiết Giang Kim Hoa, tương truyền ngày 7 tháng 7 hàng năm, nhà nào cũng phải giết 1 con gà, do đêm này Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau, nếu gà trống không gáy thì hai người có thể vĩnh viễn ở bên nhau.
- 五子 / Wǔzǐ / Ngũ Tử
Trong đêm Thất Tịch “Cúng Chức Nữ” trở thành đại sự của các cô gái trẻ. Vật cúng bái gồm: Trà, rượu, trái cây tươi, càng không thể thiếu ngũ tử (Nhãn nhục, táo đỏ, quả phỉ, đậu phộng, hạt dưa). Sau khi châm hương cầu khấn thì các vật cúng bái này cũng trở thành món ăn khuya của các cô gái.
- 绿豆芽 / Lǜ dòuyá / Giá
Trước khi ngày lễ Thất Tịch đến, các cô gái sẽ cho đậu xanh vào hộp ngâm nước, để cho đậu lên mầm đến khoảng hơn 5cm thì mang ra cúng, mang ý nghĩa “Rau bái thần”.
3.3 Nên làm nhiều việc thiện
Ngày Thất tịch có ý nghĩa tâm linh khá lớn nên bạn có thể làm những việc thiện, giúp đỡ mọi người nếu có thể để tăng thêm phúc phần, giúp những gì bạn mong cầu sớm được thành hiện thực nhé.
3.4 Nên dành tặng nhau những lời chúc tốt đẹp
Lời chúc lễ thất tịch bằng tiếng Trung sẽ là ý tưởng tuyệt vời để ngày lễ tình nhân phương Đông trở nên lãng mạn hơn. Dưới đây là một số lời chúc ngày thất tịch cho người yêu thương mà trung tâm Hoa Ngữ Tầm Nhìn Việt gợi ý cho bạn tham khảo.
- Thất tịch vui vẻ tiếng Trung giản thể là: 七夕节快乐 / Qīxì jié kuàilè /.
- 平淡的生活需要添加浪漫,孤独的心需要爱的陪伴,牛郎织女相会于银河两岸,知心爱人幸福相伴。
Cuộc sống bình thường cần thêm sự lãng mạn, người cô đơn cần có người bầu bạn, Ngưu Lang Chức Nữ hội ngộ bên bờ Ngân Hà, người có tình sống hạnh phúc bên nhau. - 银河两岸,织女牛郎,遥遥相对。每年七夕,抬头可见,喜鹊架桥,情人团圆。祝单身的收到缘分将至,恋人收到情场如意,已婚者收到家庭甜蜜。
Hai bờ Ngân Hà, Ngưu Lang Chức Nữ, xa xôi cách biệt. Thất Tịch mỗi năm, ngẩng đầu nhìn lên, Hỷ Thước bắc cầu, tình nhân đoàn viên. Chúc những người đơn thân duyên phận sẽ đến, những người yêu nhau mọi điều như ý, những người đã kết hôn gia đình hạnh phúc. - 当星河都在变迁,你我却仍天各一边。但请相信,纵使万水千山,日日夜夜对你的思念从未曾改变。
Ngân Hà dù đã đổi thay, chúng ta lại vẫn cách xa. Nhưng hãy tin rằng, dù cho khó khăn gian khổ, ngày tháng đằng đẵng, tâm ý đối với người vẫn không thay đổi. - 七夕来到,牛郎准备好玫瑰花篮,口袋中装满了爱情宣言,大胆表白近一年来的思念, 可到了鹊桥左顾右盼不见织女出现,突然手机铃声响起,织女电话中轻声道:今年七夕我和 别人约会呢!没办法哟,读短信的帅哥比你还牛呢!呵呵,七夕快乐!
Lễ thất tịch đến rồi, Ngưu Lang đã chuẩn bị lãng hoa hồng xinh tươi, trong túi mang đầy lời tuyên ngôn tình yêu mà chàng ấp ủ suốt một năm qua. Nhưng khi đến cầu, liếc trái phải đều không thấy Chức Nữ đâu, đột nhiên chuông điện thoại tới, vang lên thanh giọng nhẹ nhàng của Chức Nữ: “Thất tịch năm nay em hẹn hò với người khác rồi! Không còn cách nào đâu, vì anh chàng đẹp trai đang đọc tin nhắn này hơn anh nhiều!” Ha ha, Thất tịch vui vẻ nhé! - Ngày lễ thất tịch ở Trung Quốc các đôi tình nhân còn thường dành tặng cho nhau những món quà hoặc gửi hồng bao liên quan tới những con số 520 (我爱你 – Anh yêu em), 9420 (就是爱你 – chính là yêu em) hoặc 25251325 (爱我爱我一生爱我 – Yêu em yêu em, một đời yêu em)… để bày tỏ tình yêu với đối phương.
3.5 Không nên tổ chức đám cưới
Ngày Thất tịch Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau, thế nhưng cuộc đoàn tụ của họ không được bao lâu lại phải chia xa, sống trong nhung nhớ, chờ đợi suốt một năm tròn mới được gặp lại. Chính vì thế, nhiều quan niệm cho rằng ngày Thất tịch không may mắn, không nên thực hiện việc cưới hỏi, bàn tính chuyện trăm năm.
3.6 Không nên xây nhà
Quan niệm không nên xây nhà vào ngày 7/77 được đúc kết từ nhiều yếu tố. Ngày Thất tịch thường có mưa ngâu nên sẽ có phần ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Bên cạnh đó, tháng 7 cũng là tháng “cô hồn”, nên nhiều người sẽ kiêng kỵ làm các chuyện trọng đại trong ngày này.
4. Từ vựng về ngày lễ thất tịch ở Trung Quốc
Hán Tự | Phiên Âm | Nghĩa Tiếng Việt |
阴历 | yīnlì | Âm lịch |
吃巧果 | chī qiǎoguǒ | Ăn Xảo quả |
拜织女 | bài zhīnǚ | Bái Chức Nữ |
民间故事 | mínjiān gùshì | Câu chuyện dân gian |
喜鹊桥 | xǐquèqiáo | Cầu Hỷ Thước |
织女 | zhīnǚ | Chức Nữ |
祝福 | zhùfú | Chúc phúc |
供品 | gòngpǐn | Đồ cúng |
鸡 | jī | Gà |
绿豆芽 | dòuyá | Giá |
浪漫 | làngmàn | Lãng mạn |
乞巧节 | qǐqiǎo jié | Lễ Khất Xảo |
七夕节 | qīxì jié | Lễ thất tịch |
情人节 | qíngrén jié | Lễ tình nhân |
果盘 | guǒpán | Mâm hoa quả |
月老庙 | yuèlǎo miào | Miếu nguyệt lão |
银河 | yínhé | Ngân hà |
玉皇大帝 | yùhuángdàdì | Ngọc Hoàng Đại Đế |
五子 | wǔzǐ | Ngũ tử |
牛郎 | niúláng | Ngưu Lang |
习俗 | xísú | Phong tục |
饺子 | Jiǎozi | Sủi cảo |
七仙女 | qīxiānnǚ | Thất tiên nữ |
瓜果 | guā guǒ | Trái cây (thuộc họ bầu bí) |
传统 | chuántǒng | Truyền thống |
传说 | chuánshuō | Truyền thuyết |
王母娘娘 | wángmǔniángniáng | Vương Mẫu Nương Nương |
巧果 | qiǎo guǒ | Xảo quả |
穿针乞巧 | chuān zhēn qǐqiǎo | Xâu kim Khất Xảo |
Một số thành ngữ liên quan đến ngày lễ thất tịch
情有独钟 | / Qíngyǒudúzhōng / | Tình yêu duy nhất |
郎才女貌 | / Lángcáinǚmào / | Trai tài gái sắc |
永结同心 | / Yǒngjiétóngxīn / | Vĩnh kết đồng tâm |
百年好合 | / Bǎiniánhǎohé / | Trăm năm hòa hợp |
天长地久 | / Tiānchángdìjiǔ / | Thiên trường địa cửu |
一日不见,如隔三秋 | / Yīrìbùjiàn, rúgésānqiū / | 1 ngày không gặp như cách 3 thu |
两情相悦 | / Liǎng qíng xiāng yuè / | Lưỡng tình tương duyệt |
Như vậy là chúng ta đã biết thêm về lễ thất tịch trong tiếng Trung rồi. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về văn hóa Trung Quốc với những phong tục truyền thống dân gian đẹp đẽ có từ xa xưa của người dân nơi đây. Cảm ơn bạn đã dành thời gian để tham khảo tài liệu, chúc bạn một ngày tốt lành.
Liên hệ trung tâm Hoa Ngữ Tầm Nhìn Việt ngay để tham khảo các khóa học tiếng Trung Trung từ cơ bản đến nâng cao cho học viên.
source https://khoahoctiengtrung.com/that-tich-tieng-trung/
Nhận xét
Đăng nhận xét