Nên thi chứng chỉ tiếng Trung nào? HSK, HSKK hay TOCFL
Nên thi chứng chỉ tiếng Trung nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đặt ra khi học tiếng Trung. Mỗi loại chứng chỉ tiếng Hoa đều mang những mục đích khác nhau, vì thế bạn cần xác định được mình sẽ sử dụng chứng chỉ cho mục đích nào. Dưới đây trung tâm Hoa Ngữ Tầm Nhìn Việt sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết để dễ dàng lựa chọn hình thức và thi chứng chỉ phù hợp nhất.
Xem thêm: Khóa học tiếng Trung hiệu quả và chất lượng tại VVS.
Nội dung chính:
1. Những chứng chỉ tiếng Trung hiện nay
1.1 Chứng chỉ tiếng Trung HSK
1.2 Chứng chỉ HSKK
1.3 Chứng chỉ TOCFL
1.4 Chứng chỉ tiếng Trung BCT
1.5 Chứng chỉ tiếng Trung YTC
1.6 Chứng chỉ A, B, C quốc gia
2. Nên thi chứng chỉ tiếng Trung nào?
2.1 Nên thi HSK hay HSKK
2.2 Sự khác nhau giữa TOCFL và HSK
2.3 So sánh TOCFL và HSK kỳ thi nào khó hơn
3. Những thắc mắc thường gặp
1. Những chứng chỉ tiếng Trung hiện nay
Nếu bạn đã từng học tiếng Trung, chắc hẳn bạn đã nghe qua một số chứng chỉ như HSK, HSKK, TOCFL rồi phải không nào? Ngoài 3 chứng chỉ thông dụng này, còn có một số chứng chỉ khác cũng thông dụng và dành cho trẻ em. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
1.1 Chứng chỉ tiếng Trung HSK (汉语水平考试 / Hànyǔ shuǐpíng kǎoshì /)
Đây là chứng chỉ kiểm tra trình độ Hán Ngữ dành cho người học tiếng Trung (Giản thể – Trung Quốc) không phải người bản ngữ.
Chứng chỉ HSK bao gồm 6 cấp độ (thấp nhất là HSK 1, cao nhất là HSK 6), mỗi cấp độ yêu cầu lượng kiến thức khác nhau (vận dụng kỹ năng nghe, đọc, viết chính).
Bao gồm 2 hình thức: Thi trên máy tính hoặc trên giấy.
Phù hợp với những bạn học sinh, sinh viên chuyên ngành tiếng Trung, muốn làm giáo viên tiếng Trung, hay muốn đi sang Trung Quốc du học, du lịch.
Bạn có thể xem chi tiết hơn tại đây: HSK là gì?
1.2 Chứng chỉ HSKK (汉语水平口语考试 / Hànyǔ shuǐpíng kǒuyǔ kǎoshì /)
Hay còn được gọi là kỳ thi chứng chỉ HSK khẩu ngữ, đây là chứng chỉ đánh giá trình độ nói tiếng Trung dành cho người nước ngoài.
HSKK bao gồm 3 cấp bậc: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp, mỗi cấp độ sẽ có lượng kiến thức khác nhau (vận dụng tối đa kỹ năng nói).
Phù hợp với đối tượng muốn làm phiên dịch viên, tập chung kỹ năng nghe – nói nhiều.
Xem chi tiết hơn tại: Kinh nghiệm luyện thi HSKK hiệu quả.
1.3 Chứng chỉ TOCFL (Test Of Chinese as a Foreign Language)
TOCFL là chứng chỉ đánh giá năng lực tiếng Trung (Phồn thể – Đài Loan) dành cho người nước ngoài.
Bao gồm 3 band chính: Band A, band B, band C.
Với hình thức thi trắc nghiệm, TOCFL vận dụng tối đa kỹ năng nghe đọc của thí sinh.
Phù hợp với những bạn muốn đi du học ở Đài Loan, làm giáo viên dạy chữ Phồn thể, hoặc qua Đài Loan xuất khẩu lao động hay đi du lịch ở Đài Loan.
Bằng TOCFL có giá trị bao lâu? Bằng TOCFL có giá trị 2 năm.
Xem thêm chi tiết tại: Kinh nghiệm luyện thi TOCFL hiệu quả.
1.4 Chứng chỉ tiếng Trung BCT (Business Chinese Test)
Kỳ thi kiểm tra trình độ Hán Ngữ, đánh giá khả năng vận dụng tiếng Trung trong giao tiếp thực tế (công việc hoặc kinh doanh thương mại) cho người không phải là bản xứ tiêu chuẩn hóa cấp quốc tế.
Bao gồm 3 kỳ thi độc lập: BCT cấp A, BCT cấp B, BCT khẩu ngữ.
Hình thức thi trên máy tính thông qua mạng Internet.
1.5 Chứng chỉ tiếng Trung YTC (Youth Chinese Test)
Là chứng chỉ nhằm kiểm tra trình độ Hán Ngữ dành cho học sinh tiểu học, trung học (có tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Hán). Kỳ thi đánh giá khả năng vận dụng tiếng Hoa trong giao tiếp học tập và cuộc sống.
Bao gồm 2 kỳ thi độc lập: Thi viết (4 cấp bậc: YCT cấp 1, YCT cấp 2, YCT cấp 3, YCT cấp 4), thi khẩu ngữ 2 cấp bậc: Sơ cấp, trung cấp).
Bài kiểm tra này dành cho học sinh nước ngoài còn đang đi học, đặc biệt là các trường tiểu học và trung học cơ sở. YCT cũng là điểm chuẩn dành cho những học sinh muốn tham gia kỳ thi HSK.
1.6 Chứng chỉ A, B, C quốc gia
Đây là chứng chỉ quốc tế có giá trị cao nhất trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam. Được bộ cấp phép tổ chức thường xuyên tại các cơ sở đào tạo ngoại ngữ và sở giáo dục đào tạo địa phương.
Bao gồm 3 cấp độ, đi từ thấp đến cao: A, B, C.
Chứng chỉ A, B, C có thể dùng để xét tốt nghiệp, bổ sung hồ sơ công chức, hồ sơ chứng chỉ ngoại ngữ 2, thi nâng ngạch lương, xin việc làm…
2. Nên thi chứng chỉ tiếng Trung nào?
Như vậy để biết nên thi chứng chỉ tiếng Trung nào, bạn cần xác định rõ mục đích học tiếng Trung để làm gì.
Nếu bạn muốn sang Trung Quốc thì HSK sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn, có thêm TOCFL thì càng tốt hơn.
Ngược lại nếu bạn muốn đi du học hoặc làm việc bên Đài Loan thì nên ưu tiên thi TOCFL.
2.1 Nên thi HSK hay HSKK
Nếu mục đích học tiếng Trung của bạn để làm phiên dịch, tập trung khả năng nghe nói thì nên đăng ký thi chứng chỉ HSKK. Nếu bạn cần tập trung kỹ năng nghe, nói, đọc thì nên thi chứng chỉ HSK.
Tuy nhiên hiện nay khi đăng ký thi HSK bất kì, bạn buộc phải đăng ký thi thêm HSKK đi kèm (Tức bạn phải đóng phí cho 2 kỳ thi độc lập và thi 2 kỳ thi đó). Nếu thi đậu HSK nhưng rớt HSKK thì bạn chỉ có bằng HSK, nếu thi rớt HSK nhưng đậu HSKK thì bạn phải đăng ký thi lại cả 2.
2.2 Sự khác nhau giữa TOCFL và HSK
Dưới đây là bảng so sánh điểm giống và khác nhau của 2 chứng chỉ TOCFL và HSK cho bạn dễ hình dung.
Điểm phân biệt | HSK | TOCFL |
Khái niệm | Kỳ thi tiếng Trung. | Kỳ thi năng lực tiếng Hoa |
Lĩnh vực chứng chỉ | Trung Quốc vừa chấp nhận chứng chỉ HSK và vừa chấp nhận TOCFL. | Đài Loan chỉ chấp nhận chứng chỉ TOCFL. |
Mức độ rộng rãi | Toàn cầu. | Không phổ biến. |
Nội dung thi | Nghe, đọc, viết. | Không có phần viết, trắc nghiệm 100%. |
Hình thức chấm điểm | Không có điểm liệt (tổng số điểm đạt là qua). | Có điểm liệt (phải đảm bảo đạt tối thiểu từng phần và tổng số điểm đạt thì mới qua). |
Như vậy, nếu bạn muốn du học ở Trung Quốc thì bạn cần phải có chứng chỉ HSK. Ngược lại nếu muốn du học ở Đài Loan thì bạn buộc phải có chứng chỉ TOCFL.
2.3 So sánh TOCFL và HSK kỳ thi nào khó hơn
Hai chứng chỉ HSK và TOCFL đều không khó, nếu bạn chuẩn bị đầy đủ kiến thức và có những phương pháp học luyện thi hiệu quả thì đều có thể dễ dàng đạt được văn bằng chứng chỉ.
3. Những thắc mắc thường gặp
3.1 Mua chứng chỉ tiếng Trung ở đâu?
Hiện tại bạn cần phải trải qua kỳ thi đạt thì mới được cấp chứng chỉ, những hành vi mua chứng chỉ tiếng Trung mà không thi đồng nghĩa với việc vi phạm pháp luật.
3.2 Thi chứng chỉ tiếng Trung ở đâu?
Địa điểm tổ chức thi mỗi chứng chỉ tiếng Trung là khác nhau. Thông thường là các trường đại học. Dưới đây là một số trường cụ thể như:
Miền Bắc: Trường đại học Hà Nội, Đại học ngoại ngữ – Đại học quốc gia, Khoa ngoại ngữ – Đại học Thái Nguyên.
Miền Trung: Đại học ngoại ngữ – Đại học Huế.
Miền Nam: Đại học sư phạm TPHCM, Trường văn hóa Đài Bắc.
3.3 Chứng chỉ tiếng Trung có thời hạn bao lâu?
Thông thường chứng chỉ tiếng Trung có thời hạn khoảng 2 năm, kể từ ngày bạn được cấp chứng chỉ. Khi hết thời hạn, nếu bạn cần chứng chỉ để xin học bổng hay đi du học, làm việc thì bạn buộc phải đăng ký thi lại.
Trên đây là những chia sẻ của trung tâm Hoa Ngữ Tầm Nhìn Việt xoay quanh câu hỏi nên thi chứng chỉ tiếng Trung nào. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn nắm rõ hơn về điểm giống và khác nhau giữa các kỳ thi, từ đó xác định được chứng chỉ thi phù hợp với mục đích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian để tham khảo tài liệu, chúc bạn một ngày tốt lành.
source https://khoahoctiengtrung.com/nen-thi-chung-chi-tieng-trung-nao/
Nhận xét
Đăng nhận xét